Đối với một Seoer thì việc tìm kiếm thông tin rất quan trọng và tôi dám chắc rằng trong quá trình tìm hiểu bạn sẽ đọc đâu đó cụm từ Landing page. Nhưng bạn có biết Landing page là gì? Ở bài lần này, Aloseo sẽ giúp bạn biết và hiểu hơn về Landing page và các phương pháp tạo niềm tin trên Landing page.
1. Landing page là gì?
Sai lầm cơ bản mà hầu như các Seoer đều gặp phải khi nghĩ về Landing page là nó chỉ là một số trang phục vụ việc bán hàng.
Qủa thật là một sai lầm. Landing page là một trang có khá nhiều tác dụng. Nó có thể trở thành một trang giới thiệu, trang blog, trang liên hệ,… tùy vào nhu cầu của bạn mà bạn có thể biến nó thành trang gì tùy thích.
Nói như thế thì Landing page nó là cái là gì?
Landing page còn gọi là Trang đích, nó là trang được tạo ra với một mục đích, ý định cụ thể. Bạn có thể tạo ra để buôn bán, chia sẽ giá trị, quảng bá thương hiệu hay thậm chí có thể tạo ra cho đẹp. Tùy thuộc vào trí sáng tọa của bạn.
Tóm lại:
Landing page là một trang riêng biệt trên website được dùng trong các hoạt động tiếp thị. Đây cũng là trang đến của một bài quảng cáo nào đó của website bạn, sau khi khách hàng click vào bài quảng cáo sẽ được chuyển hướng đến đây.
Ví dụ: Aloseo muốn cho khách hàng truy cập vào một trang Landing page do Aloseo tạo ra như https://aloseo.com /landing-page-la-gi/ cách đơn giản là Seo từ khóa ‘Landing page là gì’. Sau khi tối ưu mọi thứ, lúc người dùng search từ khóa “landing page là gì” thì Landing page của bạn đã nằm ở vị trí cao trên top tìm kiếm.
Trang Landing page và Trang web có gì khác nhau
Để so sánh Landing page và một trang web thì rất đơn giản. Theo định nghĩa đã trình bày ở trên thì Landing page chỉ là một trang duy nhất trên trang web (một URL). Trong khi đó, một trang web lại chứa tất cả các URL của nhiều trang khác (bao gồm cả URL của Landing page và các URL khác).
Ví dụ: Bạn cứ hình dung thế này cho dễ hiểu nhé. Xem một trang web là một Thành Phố thì Landing page là một quận/huyện thuộc thành phố đó.
2. Một số thể loại trang Landing page thường dùng
Nếu chia theo mục tiêu tiếp thị thì Landing page thường được chia làm 4 loại sau:
2.1. Landing page với mục tiêu tìm kiếm khách hàng
Landing page tìm kiếm khách hàng thường được sử dụng cho việc thu thập các thông tin cơ bản của khách hàng ví dụ như tên, tuổi, số điện thoại liên lạc, đại chỉ email, … . Chưa hết, tùy vào đặt thù của từng ngành nghề hay dịch vụ mà các bạn có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các thông tin khác như website, địa chỉ, sở thích,… Sau khi thu thập hoàn tất, những thông tin này sẽ được dùng trong việc quảng cáo hay marketing tiếp thị, …
Đặc điểm nhận dạng: Loại Landing page này thường được tặng kèm với một thứ gì đó mà khách hàng mong muốn nhận được như ebook, tài liệu chuyên ngành, sách, mã giảm giá, vé tham gia hội thảo, khóa học online,…
Dạng cấu trúc thông thường và dễ gặp nhất:
- Tiêu đề của trang Landing page.
- Đoạn giới thiệu ngắn cho khách hàng biết họ sắp nhận được gì.
- Một form thu thập thông tin khách hàng.
2.2. Landing page với mục tiêu bán hàng
Landing page bán hàng, tất nhiên rồi, đọc tựa đề chắc bạn cũng hiểu nó được tạo ra làm gì rồi nhỉ? Vần, bán hàng. Trang landing page bán hàng thường được đầu tư rất chỉnh chu nhằm thuyết phục cho được khách hàng mua hàng ngay trên landing page ấy.
Đặc điểm nhận dạng: Về phần nôi dung của loại landing page này thường là tập trung chủ yếu vào một loại sản phẩm, dịch vụ nào đấy mà bạn đang kinh doanh. Đa phần nội dung sẽ đề cập đến là lợi ích của sản phẩm dịch vụ, giá cả, đáng giá của khách hàng, ưu đãi khi mua hàng, … nhằm mục đích tạo niềm tin cho khách hàng, kích thích khách hàng chọn mua ngay.
Dạng cấu trúc thông thường như:
- Tiêu đề Landing page.
- Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ.
- Đặc tính nổi bật của sản phẩm, dịch vụ.
- Giá trị mà sản phậm, dịch vụ này mang lại
- Một số đánh giá của khách hàng trước
- Lời cam đoan để tạo lòng tin
- Báo giá
- Thông tin liên hệ
Tùy vào mục đích và trí sáng tạo của người bán mà vị trí hay nội dung trên có thể thay đổi hoặc thêm bớt tùy ý. Nhưng cơ bản thì đều bao hàm các nội dung trên.
2.3. Landing page với mục tiêu chuyển đổi trung gian
Landing page chuyển đổi trung gian mục đích chính của loại này chính là cung cấp thông tin và dẫn dắt người dùng chuyển hướng đến một trang nào đó mà doanh nghiệp đã sắp xếp từ trước.
Đặc điểm nhận dạng: Nội dung trên trang landing page loại này chủ yếu là thông tin về một vấn đề nào đó và lời kêu gọi chuyển trang như: Click ngay để biết thêm thông tin, nhấn vào đây để nhận phần thưởng, hay những câu nói khác đại loại vậy.
Dạng cấu trúc thông thường như:
- Tiêu đề Landing page
- Thông tin mô tả sản phẩm, dịch vụ (Video, hình ảnh, âm thanh, đoạn văn ngắn, …)
- Nút chuyển hướng đến một nơi khác (Giỏ hàng, mua hàng, tiến hành đặt hàng, …)
2.4. Landing page với mục tiêu cung cấp thông tin
Landing page cung cấp thông tin thường có nội dung sâu sắc, mang đến giá trị cho người dùng. Mục đích chính là quảng bá thương hiệu hay chia bài viết giá trị. Thường thấy nhất ở các blog hay trang tin tức xã hội.
Đặc điểm nhận dạng: Các trang này đa phần là chữ. Kèm theo sẽ có một số hình ảnh nhưng cũng chỉ bổ trợ giải nghĩa cho những câu chữ đó thôi.
Dạng cấu trúc thông thường như: Dạng cấu trúc giống với phần bài viết trong các trang blog bình thường.
- Tiêu đề
- Nội dung chính
- Kết bài, tổng hợp kiến thức
Tóm lại: Landing page gồm có 4 loại. Loại đều có một giá trị và mục đích riêng. Để hiểu rõ hơn về các 4 loại này thì cũng Aloseo xem ví dụ sau đây.
Ví dụ: Giả sử khi Aloseo nhận dự án Seo cho một website Spa chăm sóc da có 400 trang, thì số lượng Landing page thuộc loại tìm kiếm khách hàng, bán hàng và chuyển đổi trung gian thường rất ít (chiếm khoảng 5-7% số lượng trang của website). Ngược lại, các Landing page cung cấp thông tin lại nhiều vô kể.
Vì vậy, lượng trafic chủ yếu của website này chủ yếu đến từ các bài blog (Loại cung cấp thông tin cho người dùng). Vậy nên việc Seo cho các Landing page cung cấp thông tin sẽ nhanh chóng giúp thương hiệu được nhiều người biết đến hơn, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
3. Landing page trong SEO
Landing page là trang đầu tiên được ghé thăm trên website sau khi người dùng thực hiện hành vi tìm kiếm của mình.
Mỗi từ khóa Seo sẽ có một trang landing page riêng. Vì khi tìm kiếm, mỗi người dùng có nhu cầu tìm kiếm khác nhau, do đó nội dung tạo ra dành cho họ cũng phải khác nhau.
Mỗi Landing page thường hướng đến một mục đích nhất định mà doanh nghiệp mong muốn khách hàng thực hiện. Tuy nhiên, muốn nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên Landing page trước hết nó phải phù hợp với nhu cầu cảu khách hàng. Vì vậy việc tối ưu hóa Landing page trên các công cụ tìm kiếm là việc rất cần thiết, mang lại những lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. Chẳng hạng như:
- Landing page giúp tăng thứ hạng trên bảng xếp hạng tìm kiếm, thu về nhiều trafic hơn.
- Khách hàng tiềm năng tìm thấy Landing page của bạn dễ dàng hơn.
- Tối ưu Seo cho Landing page giúp tăng các chỉ số trong Seo, và khi chạy các chiến dịch quảng cáo cho Landing page sẽ giảm được kha khá chi phí, mang lại hiệu quả tốt hơn.
Seo Landing page là một trận chiến dài hạn. Vì vậy nếu muốn trang đích mang lại giá trị bền vững trong thời gian dài, bạn cần tập trung tối ưu Seo cho Landing page ngay từ bây giờ.
4. Các phương pháp tạo niềm tin trên Landing Page
Niềm tin là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó tác động lớn đến quyết định hành vi chuyển đổi của khách hàng trên Landing page. Vì vậy việc tạo Landing page không chỉ chăm chăm vào nội dung hay, lôi cuốn, mà bạn còn phải xây dựng được lòng tin cho khách hàng khi truy cập vào.
Nhưng nếu muốn làm được điều này, việc cấp thiết hơn đó là bạn phải xác định được nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của mình là ai. Sau đó tìm hiểu họ thích gì, hành vi của họ như thế nào để tạo ra một Landing page phù hợp, xây dựng được niềm tin mãnh liệt về sản phẩm, dịch vụ.
Sau đây, Aloseo sẽ gợi ý cho bạn một số yếu tốt ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng nhé! Và ngoài những yếu tố dưới đây ra bạn có thể thêm vào mótố yếu tố của riêng mình và cũng có thể bỏ bớt nếu thấy không phù hợp với doanh nghiệp của mình.
4.1. Màu sắc
Màu sắc của Landing page kích thích mạnh mẽ các dây thần kinh thị giác, ảnh hưởng đến cảm xúc, ý định mua hàng của khách hàng. Chưa hết, khi khách hàng lần đầu ghé thăm Landing page thì màu sắc chính là yếu tố để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng họ chứ không phải hình ảnh, nội dung hay bất kỳ yếu tố nào khác.
Vậy làm sao để phối màu cho phù hợp cũng như xây dựng được niềm tin với khách hàng?
Đầu tiên bạn phải hiểu được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Xét theo khía cạnh nhân khẩu học, độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau, ngành nghề khác nhau,… sẽ quyết định sở thích của mỗi người. Vậy nên khi lựa chọn được màu chủ đề cho Landing page, nên chọn những màu sắc theo thị hiếu của họ, làm tăng niềm tin về thương hiệu.
Tiếp theo là khi bạn lựa chọn màu sắc chủ đề cho Landing thì nên chọn những màu đồng bộ với màu của thương hiệu. Vì đơn giản là cái cũ sẽ đáng tin hơn cái mới. Ngoài ra, màu thương hiệu của thường thể hiện phần nào tính cách của doanh nghiệp, nên khi chọn màu chủ đề cùng máu với thương hiệu thì sẽ để lại ấn tượng sâu sắc hơn trong mắt khách hàng.
Xem Thêm : Dịch Vụ Backlink
4.2. Nội dung phải hấp dẫn, cuốn hút nhưng phải đúng với sự thật
Bạn có thể đưa khách hàng của bạn đi khám phá bất kỳ nơi nào trong trang web bạn, nhưng khi đến trang đích nhất định phải cho khách hàng thấy nội dung tốt nhất, thuyết phục nhất, tạo được niềm tin mãnh liệt nhất về sản phẩm, dịch vụ. Để làm được điều này, trên Landing page bạn nên:
- Dùng những từ ngữ kêu gọi hành động như : Nhấn ngay vào đây, Chọn mua ngay, Click để nahạn ưu đãi bất ngờ, … Những từ ngữ này sẽ giúp khách hàng có cảm giác muốn mua sản phẩm, dịch vụ hơn.
- Trong nội dung, chú ý đề cập đến những điểm nổi trội của sản phẩm. Ví dụ các từ như : Sản phẩm chất lượng cao, Dịch vụ uy tín, Sản phẩm làm từ tinh chất thiên nhiên, …
- Chia sẽ nội dung đúng nhu cầu khách hàng đang tìm kiếm.
- Hỗ trợ khách hàng ngay khi không may có vấn đề phát sinh
- Chú ý cách dùng từ ngữ sao cho bất cứ ai đọc vào cũng thấy thoải mái.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chú ý đến phần nội dung của Landing page và nội dung quảng cáo phải ăn khớp vói nhau. Đây chính là yếu tố quyết định xem khách hàng có nên đặt niềm tin vào doanh nghiệp của bạn không.
Ví dụ: Bạn muốn mua Máy tính Dell chính hãng, bạn search trên Google và nhận được quả quảng cáo của một số Landing page. Sau đó bạn chọn một cái và click vào để mua sản phẩm, nhưng khi click vào bạn hình ảnh bạn thấy lại là hình ảnh và thông tin của các hãng máy tính khác. Giờ đây bạn thật sự tức giận, cho dù nội dung, hình ảnh, màu sắc trong Landing page có cuốn hút thế nào đi nữa cũng không thể giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn, và thế là mất một cơ hội bán được hàng.
4.3. Chứng minh chất lượng sản phẩm
Để chắc chắn về quyết định mua hàng của khách hàng thì tại sao chúng ta không chúng minh với khách hàng rằng sản phẩm, dịch vụ của mình thật sự chất lượng. Bởi lẽ bất kỳ ai muốn mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó cũng muốn xem thử những khách hàng sử dụng trước đó có hài lòng không. Và cho dù bạn quảng cáo tốt đến đâu đi chẳng nữa, khi có 1 khách hàng đã sử dụng không vừa ý thì xem như bạn mất đi một nữa lòng tin của khách hàng mới.
Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận một điều là những bằng chứng bạn đưa ra không phải ai cũng tin. Đôi khi sẽ có những khách hàng muốn kiểm chứng một chút về những bằng chứng bạn đưa ra. Vậy nên những gì bạn chứng minh cho khách hàng thấy trên Landing page phải chính xác tuyệt đối.
4.4. Chỉ lấy những thông tin cần thiết
Việc thu thập thông tin của khách hàng trên Landing page là cần thiết. Có thể để tiện liên lạc, phục vụ quảng cáo, … Tuy nhiên có một điều bạn cần hiểu đó là thêm một bước trên Landing page là tạo thêm một bước với khách hàng. Vậy nên, mẫu thu thập thông tin nên ngắn gọn, chỉ thu thập những thông tin cần thiết như tên, email, số điện thoại nếu cần.
Bên cạnh đó, khi yêu cầu quá nhiều thông tin cũng có thể khiến khách hàng nghĩ là lừa đảo. Lúc này trong đầu của khách hàng sẽ nãy sinh hàng vạn câu hỏi vì sao kiểu như: Tôi nhập thông tin này làm gì? Thông tin này có cần thiết không? Nó có liên quan gì đến việc tôi mua hàng không? Và vô vàn những câu hỏi khác nữa.
Vậy cho nên những thông tin không quá quan trọng thì bạn không nên yêu cầu khách hàng cung cấp. Nguy hiểm lắm đấy.
4.5. Đặt CTA đúng vị trí, hợp lý và thuyết phục
CTA (Call – to – action) kích thích ý định mua hàng của khách. Nhưng việc gì cũng thế, lạm dụng nhiều sẽ dẫn đến tác dụng phụ. Mà tác dụng phụ của việc này chính là sự nghi ngờ của khách hàng về doanh nghiệp của bạn. Điều này không hay chút nào. Thay vào đó, bạn hãy đặt CTA ở những vị trí sao cho hợp lý và thuyết phục sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Ví dụ như:
Đầu trang Landing page.
Khoảng ở giữa Landing page.
Cuối mỗi Landing page.
CTA thường được dùng ở nhiều hình thức như text, nút bấm, hình ảnh,… Nhưng lưu ý rằng, dù ở bất kỳ hình thức nào thì mỗi Landing page chỉ nên có từ 2 – 3 CTA.
Và thêm nữa, nội dung bên trong CTA cũng cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Bởi vì nếu dùng các từ ngữ không phù hợp thì cho dù có bố trí như thế nào đi nữa cũng không có ai nhấn vào cả. Lúc này các thông tin, giá trị bạn đưa ra ban đầu gần như vô nghĩa. Cho nên tùy vào khách hàng mục tiêu của mình, bạn sẽ lựa chọn phong cách ngôn ngữ như chuyên nghiệp, vui vẻ hay bắt kịp xu hướng,…
4.6. Lời cam kết
Cuối cùng, bằng tất cả tinh túy, bạn cần đưa ra thêm một lời cam kết để củng cố niềm tin trong khách hàng, đảm bảo những điều bạn chia sẽ bên trên là sự thật.
Kết luận
Landing page là nơi mà bạn muốn khách hàng thấy đầu tiên khi vào trang web của bạn. Vậy nên muốn bán được hàng trên trang web, bạn không thể thiếu một Landing page uy tín, chất lượng. Việc tạo ra một Landing page không chỉ dừng lại ở yếu tố bắt mắt, mà quan trọng hơn hết là cần tạo được niềm tin cho khách hàng. Hãy cùng Aloseo tạo ra cho mình một Landing page lôi cuốn, chất lượng nhé!
Chúc các bạn thành công!
Xem Thêm : Mua Backlink Chất Lượng